Xử lý rác thải hướng đến nền kinh tế xanh tuần hoàn

28/02/2023

Tốc độ gia tăng dân số và đô thị hóa được xem là nguyên nhân gia tăng lượng rác thải mỗi ngày tại các quốc gia trên thế giới. Trong đó, các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, rác thải đô thị được đánh giá là vấn nạn nan giải trong nhiều năm qua và những năm tới. Sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu, đặt các quốc gia tại COP26 đưa ra mục tiêu chiến lược, Việt Nam cũng đã cam kết về việc giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Kinh tế tuần hoàn
Rác thải trở thành chuỗi xử lý tuần hoàn trong phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam trong tương lai
 

Nhằm thực hiện mục tiêu trên, Việt Nam đã và đang nỗ lực hợp tác quốc tế trong chuyển dịch năng lượng xanh, đồng thời đưa vấn đề rác thải xử lý theo hướng hiện đại, hướng đến loại bỏ phương pháp xử lý truyền thống gây ô nhiễm môi trường làm ưu tiên hàng đầu.

Trong đó, xử lý rác thải bằng phương pháp đốt rác, nhất là đốt rác phát điện được xem là chiến lược lâu dài góp phần xử lý triệt để, tạo không gian sống, không gian xanh, giảm thiểu quỹ đất tự nhiên.

Hơn hết, xử lý rác thải theo hướng hiện đại tại Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là bước đi chiến lược trong hoạt động kinh tế tuần hoàn. Hướng đi chiến lược trên cũng là chủ trương, chính sách mà Chính phủ hướng tới nhằm tận dụng và tái chế rác thải. Nhiệm vụ đầu tiên và ưu tiên hàng đầu tại nước ta đó là đưa công tác phân loại rác trở thành nhiệm vụ tiên quyết. Thông qua việc phân loại rác, rác thải theo loại hình được luân chuyển và sử dụng vào mục đích phù hợp như đốt để chuyển sang năng lượng tái tạo thông qua công nghệ thiết bị tối ưu… tạo ra vật liệu, sản phẩm, nguyên liệu và năng lượng phục vụ lại hoạt động kinh tế, xã hội của cộng đồng.

Tuy nhiên, ngoài vấn nạn rác thải chưa được phân loại như hiện nay, rác thải nhựa được xem là cơn đau đầu của không chỉ Việt Nam mà là hầu hết các quốc gia. Ước tính, mỗi năm lượng chất thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt Trái đất, trong đó có 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương. Tại Việt Nam, lượng rác thải nhựa gia tăng nhanh chóng, năm 2014 khoảng 1,8 triệu tấn/năm, năm 2016 khoảng 2,0 triệu tấn/năm và hiện nay khoảng 3,27 triệu tấn/năm được tạo ra. Khối lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 - 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi nilon.

Rác thải nhựa ảnh hưởng đến toàn cầu
Xử lý rác thải và rác thải nhựa đang là vấn nạn chung toàn cầu
 

Chính vì vậy, để đạt được tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%, trong đó tỷ lệ xử lý thông qua các mô hình kinh tế tuần hoàn đạt khoảng 50%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp giảm còn 10% so với lượng chất thải được thu gom; tỷ lệ tái chế rác thải hữu cơ đạt 100% ở đô thị và 70% ở nông thôn theo quy hoạch tổng thể quốc gia phấn đấu đến năm 2030.

Cũng theo mục tiêu trên, tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển và xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 98%, trong đó tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt 100%. Tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đạt trên 70%. Thực hiện giảm phát thải khí nhà kính trong các ngành, lĩnh vực để phấn đấu nhanh nhất đạt mục tiêu giảm phát thải ròng của quốc gia về “0” vào năm 2050.

Để đạt được kết quả trên, không chỉ nhờ vào sự chung tay, thực hiện quyết liệt của chính quyền các cấp, ý thức của người dân về việc phân loại rác từ đầu nguồn. Sự vào cuộc của các doanh nghiệp có chuyên môn, có khoa học kỹ thuật được xem là chìa khóa, bàn đạp để kế hoạch giảm thiểu rác thải gây hiệu ứng nhà kính đạt hiệu quả tối đa.

Sản phẩm Lò đốt rác thải sinh hoạt của T-Tech Việt Nam
Sản phẩm Lò đốt rác thải sinh hoạt của T-Tech Việt Nam tại sự kiện kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ TN & MT
 

T-Tech Việt Nam với thế mạnh gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực môi trường, nhất là xử lý rác thải đã và đang là điểm sáng trên hành trình xóa bỏ những cơ sở, địa điểm xử lý rác kém chất lượng. Hiện nay, T-Tech Việt Nam hiện đang cung cấp hệ thống các thiết bị Lò đốt rác sinh hoạt, Lò đốt rác Y Tế, Lò đốt rác công nghiệp, đặc biệt là đang hoàn thiện để cho ra đời Lò đốt rác phát điện sẽ đáp ứng tiêu chí về kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh theo chủ trương của Chính phủ. Với gần 100 dự án xử lý rác thải đã và đang cung cấp, chuyển giao công nghệ, T-Tech Việt Nam tự tin góp phần chung tay hoàn thiện mục tiêu của Chính phủ đề ra về giảm thiểu rác thải ròng về 0 vào năm 2050.

 

T-TECH VIỆT NAM