Xử lý rác thải ở Việt Nam - Tại sao vẫn còn "Rối"?

14/08/2023

Trao đổi với phóng viên, TS Nguyễn Đình Trọng – Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ T-Tech Việt Nam đã lý giải và đặt câu hỏi về việc “thu gom, tái chế, và quy trình thu gom xử lý rác hiện nay vẫn còn loay hoay và rối”, các địa phương cấp thiết cần có “kiến trúc sư trưởng” cho quy hoạch xử lý rác thải, hướng đến phát triển bền vững.

 

Các địa phương trong cả nước thiếu “kiến trúc sư trưởng” trong quy hoạch, xử lý rác

Ở Việt Nam hiện nay tại nhiều địa phương và thành phố lớn vẫn còn loay hoay và rối trong công tác lựa chọn công nghệ, nhà đầu tư và quản lý sau đầu tư. Theo TS Nguyễn Đình Trọng, “Mấu chốt của vấn đề xử lý rác hiện nay tại nhiều tỉnh, thành phố là thiếu một “kiến trúc sư trưởng” để gỡ rối cho công tác xử lý rác”. Quan điểm trên được đánh giá là mang tính thực tiễn cao dựa trên kinh nghiệm chuyển giao và lắp đặt Lò đốt rác tại nhiều địa phương trên cả nước của T-Tech Việt Nam.

Cũng theo giới chuyên gia về môi trường, có nhiều nguyên nhân gây thất bại của các nhà máy rác trên toàn quốc trong những năm qua. Trong đó Công nghệ được nhận định là vấn đề mấu chốt tại các địa phương.

 
TS. Nguyễn Đình Trọng – Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ T-Tech Việt Nam
TS. Nguyễn Đình Trọng – Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ T-Tech Việt Nam chia sẻ những vấn đề xoay quan thực trạng “rối” xử lý rác tại các địa phương
 

Đồng quan điểm với các chuyên gia đầu ngành, TS Nguyễn Đình Trọng chia sẻ “Hiện nay, công nghệ xử lý rác của nước ngoài chưa phù hợp với rác Việt Nam như: công nghệ Đức, Nhật Bản, Châu Âu,… thông qua nguồn vốn ODA và Đầu tư tư nhân… các công nghệ trên bộc lộ nhiều yếu điểm công nghệ do tính chất phức tạp, đặc thù của rác thải chưa qua phân loại tại Việt Nam. Đặc biệt, các mô hình sản xuất phân Compost, Plasma, Khí hóa cũng chưa mang lại hiệu quả, được xem là nguyên nhân dân đến vẫn đề “rối”, loay hoay trong lựa chọn công nghệ”.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến vấn đề “rối” trong xử lý rác theo TS Nguyễn Đình Trọng được cho là suất đầu tư vào công nghệ nước ngoài quá lớn, hoặc do nhà đầu tư đẩy giá để vay vốn dẫn đến thực trạng ngân sách cho các dự án luôn cao hơn so với thực tế. Mặt khác đơn giá xử lý rác rất thấp từ 400k - 500k/tấn, được cho là góp phần làm thất bại các dự án xử lý rác trên khắp cả nước.

Nguyên nhân thứ ba theo TS Nguyễn Đình Trọng là quy hoạch nhà máy rác không khoa học, hệ thống thiết kế không tốt, không tối ưu dẫn đến lãng phí và vận hành không hiệu quả.

 
Lò đốt rác T-tech
Lò đốt rác T-tech lắp đặt và chuyển giao công nghệ được đánh giá hiệu quả
 

Sau cùng một nguyên nhân trực tiếp nhất là năng lực vận hành yếu của các chủ đầu tư dự án do ít kinh nghiệm, nhà đầu tư “tay ngang”, không chuyên nghiệp dẫn đến thất bại tại nhiều địa phương. Vì vậy, các tỉnh/ thành phố cần có một “kiến trúc sư trưởng” cho vấn đề xử lý rác được xem là vô cùng cần thiết.

Tính cấp thiết cần xây dựng, quy hoạch thông minh điểm xử lý rác

Từ thực trạng rác thải, TS Nguyễn Đình Trọng đánh giá, các tỉnh/ thành phố hiện quy hoạch thiếu đồng bộ khu xử lý rác. Đồng thời đưa ra nhóm giải pháp 3 bước cho các địa phương hiện nay:

Bước 1: Mỗi tỉnh, thành phố phải có một bản đồ quy hoạch “thông minh” về các điểm xử lý rác, trạm xử lý rác, mạng lưới thu gom, …. đảm bảo tối ưu, khoa học.

Bước 2. Lựa chọn “công nghệ phù hợp”, “nhà đầu tư phù hợp” cho từng địa phương với địa bàn cụ thể.

Bước 3. Tăng cường quản lý sau đầu tư đối với các dự án nhà máy xử lý rác thải.

 

dự án lò đốt rác thải sinh hoạt CNC-500A

 

Thông qua 3 bước trên, việc lựa chọn một nhà đầu tư có công nghệ trong tay được cho là “chìa khóa vàng” trong giải quyết bài toán khó khăn xử lý rác, gỡ rối cho các địa phương. Hơn nữa, các dự án xử lý rác khi chọn công nghệ phù hợp, nhất là công nghệ tiên tiến trong nước giúp cho địa phương nâng cao tính hiệu quả nhờ không phụ thuộc công nghệ nước ngoài, không bị động trong sửa chữa, nâng cấp, bảo trì sản phẩm, chi phí tối ưu.

Hơn hết, thông qua hoạt động tăng cường quản lý sau đầu tư, nhất là công tác giám sát thường xuyên của cơ quan chức năng từ Nhà nước, doanh nghiệp và người dân góp phần giảm thiểu rủi ro chậm tiến độ, tránh nguy cơ các nhà máy rác rơi vào thất bại và liên tục cần gỡ rối như nhiều địa phương hiện nay.

T-TECH VIỆT NAM