Sáng ngày 06/10/2022, TS Nguyễn Đình Trọng phát biểu tham mưu phương án hỗ trợ công tác xử lý rác thải sinh hoạt và môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tổ chức. Bài phát biểu nhận được sự đồng tình, tán dương cao khi nói đúng và trúng các vấn đề tồn tại về rác thải của các xã, huyện nông thôn mới trong cả nước.
Trong khuôn khổ hội nghị triển khai chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, cấp nước sạch nông thôn & Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025. TS Nguyễn Đình Trọng đã chia sẻ những vấn đề quan trọng, cốt lõi của vấn đề rác thải ở nông thôn đối với việc định hướng, phát triển một xã, huyện nông thôn mới. Đây được xem là tiêu chí quan trọng trong lộ trình xây dựng, phát triển và quy hoạch xử lý rác thải, hoàn thiện chương trình nông thôn của chính quyền các cấp.
T.S Nguyễn Đình Trọng đã đưa ra ba vấn đề chính tham luận tại hội nghị:
Thứ nhất: Những vấn đề còn tại tại và bất cập trong xử lý rác thải ở nông thôn hiện nay. Trong đó, vấn nạn rác thải lấn chiếm lòng đường gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông được đặc biệt chú ý. Hơn thế nữa, khi trời mưa, nước rỉ rác thải chảy tràn trên mặt đường mất vệ sinh, hay khi trời nắng mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, tỏa ra khắp các mặt đường và khu dân cư gây ô nhiễm môi trường sống và không khí. Cá biệt, nhiều địa phương tổ chức thu gom rác, nhưng chưa giải quyết dứt điểm dẫn đến ùn ứ tại các điểm tập kết, tại các ao hồ, kênh mương, trên đường đi nội thôn, nội thị và trong các khu dân cư gây ô nhiễm cục bộ, thứ cấp.
Thứ hai: Đưa ra giải pháp xử lý vấn đề rác thải nông thôn.
- Khuyến nghị các cấp chính quyền cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật của nhà nước đặc biệt là công tác quy hoạch và gắn quản lý chất thải rắn; rác thải nông thôn vào quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.
- Rà soát lại các điểm lưu giữ chất thải sinh hoạt nông thôn cho phù hợp. Mỗi địa phương cần có kế hoạch, lộ trình để việc đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy mô cấp xã, khuyến khích việc đầu tư các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy mô liên xã, liên huyện phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tỉnh.
- Đề xuất giải pháp đầu tư Lò đốt rác với 3 nguồn chính: nguồn vốn 100% nhà nước; 100% Vốn doanh nghiệp hoặc Nhà nước và doanh nghiệp cùng đầu tư.
Song song với những đề xuất trên, TS Nguyễn Đình Trọng đã tích cực chỉ ra những hạn chế tại sao các địa phương còn thiếu các “Nhà đầu tư xử lý rác” có tâm và có tầm. Theo đó, vấn đề cốt lõi được chỉ ra nằm tại công tác quy hoạch, phân bổ khoa học các điểm xử lý rác. Hai là chưa chọn được một nhà đầu tư “All in one” khi có kinh nghiệm, vốn đầu tư, nhất là các doanh nghiệp có công nghệ trong tay. Cuối cùng là sự chung sức, đồng lòng cùng địa phương của doanh nghiệp từ khi triển khai đến khi hoàn thiện xử lý rác thải.
Ngoài ra, trong công tác xử lý môi trường tại khu vực nông thôn mới, TS Nguyễn Đình Trọng đặc biệt nhắc đến việc phải quan tâm tối đa đến vấn đề tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất, trong quá trình sinh hoạt của người dân. Nguyên nhân được cho là rác thải cần được quan tâm và coi là nguồn “tài nguyên”, từ đó tạo ra các sản phẩm tái chế có giá trị, thậm chí giá trị cao như điện, phân hữu cơ… Đây được coi là một chu trình sản xuất theo hướng kinh tế tuần hoàn, phù hợp với tiêu chí nông thôn mới trong bối cảnh chuyển đổi số.
Kết thúc hội nghị, các chuyên gia, lãnh đạo và các doanh nghiệp hàng đầu có mặt đồng thuận tán thành những đề xuất của T-Tech Việt Nam, đồng thời ghi nhận những phản ánh, hướng xử lý tích cực, có tính khả thi cao nếu đưa vào thực tiễn.
Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, với sứ mệnh và khát vọng mang lại môi trường sống xanh – sạch – đẹp trên khắp mọi miền quê, T-Tech Việt Nam đã và đang tích cực tham gia xây dựng khu xử lý rác thải, chuyển giao công nghệ và đầu tư nhiều dự án theo hình thức BOO. Những dự án của T-Tech ghi nhận kết quả tích cực, nhận được nhiều bằng khen của các Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Hà Nội, là sản phẩm công nghiệp chủ lực, Top 10 sản phẩm khoa học sáng tạo tiêu biểu…trong công cuộc bảo vệ môi trường.