Diễn ra từ ngày 16/7 đến ngày 17/7/2019 tại tỉnh Nam Định, với sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp – PTNT và UBND tỉnh Nam Định, có sự tham gia của Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Lãnh đạo của hơn 30 Tỉnh/Thành phố … cùng nhiều Doanh nghiệp, nhiều Nhà khoa học trên toàn quốc tham dự.
Hội thảo đánh giá sớm về kết quả đạt được sau 9 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (tổng kết sớm 1 năm).
Về cơ bản, Chương trình rất hiệu quả, vượt mọi chỉ tiêu đề ra, nhờ có sự chỉ đạo sát sao từ Lãnh đạo Trung ương tới địa phương, sự vào cuộc quyết liệt của Người dân và Doanh nghiệp, sau 9 năm đạt kết quả rất tốt.
Song bên cạnh đó còn một số tồn tại, hạn chế, đó là hoàn thiện Tiêu chí 17: Tiêu chí về Môi trường. Nhiều Tỉnh đạt được nhưng còn rất “mong manh”, khó duy trì được lâu dài và bền vững nếu không quyết liệt hơn nữa. Và còn rất nhiều Tỉnh vẫn đang “loay hoay” với rác, chưa xử lý được, ô nhiễm tràn lan, khó kiểm soát, kể cả các Thành phố lớn trên cả nước vẫn còn luẩn quẩn, vẫn bế tắc về rác.
Tại Hội thảo lần này, trong phiên Chuyên đề về Môi trường, TS. Nguyễn Đình Trọng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ T-Tech Việt Nam, với kinh nghiệm là một Nhà đầu tư xử lý rác, có công nghệ trong tay, có nhiều năm kinh nghiệm Nghiên cứu, Sản xuất và Cung cấp Lò đốt rác, đã tham gia tư vấn, đóng góp, và chia sẻ một số quan điểm, góc nhìn như sau:
Thứ nhất: “Rác là Tài nguyên”: có thể tái chế, tái sử dụng để tăng thêm thu nhập cho Nhà đầu tư, giảm chi phí trong quá trình xử lý rác. Nếu lượng rác trên 200 tấn/ngày thì nên Đốt rác phát điện, khi đó Rác được coi là Nhiên liệu để đốt phát điện. Nếu lượng rác dưới 200 tấn/ngày thì chúng ta chịu khó phân loại, tái chế tối đa những gì có thể tái chế, để tăng thêm thu nhập, phần còn lại không thể tái chế mới đốt thiêu huỷ. Nên tận dụng tro xỉ để sản xuất gạch không nung và bê tông dị hình, tăng thu nhập cho Nhà đầu tư và giảm tỷ lệ chôn lấp (< 10%).
Thứ hai: Công nghệ Đốt rác phát điện vẫn là Công nghệ tối ưu nhất hiện nay trong vấn đề xử lý rác. Không nên chôn lấp; Không nên sản xuất phân compost vì khó phân loại; Cũng chẳng nên dùng Plasma hay Khí hoá vì không đạt hiệu quả. Đồng thời, nên chọn Công nghệ trong nước, để đảm bảo yếu tố “Làm chủ Công nghệ”, dịch vụ nhanh, giá thành rẻ, và đặc biệt là phù hợp với rác thải Việt Nam, không sợ thất bại.
Thứ ba: Để xử lý rác thải sinh hoạt “Thành công” thì cần lưu ý đến 3 yếu tố cơ bản sau: 1) Công tác Quy hoạch – 2) Lựa chọn Công nghệ – và 3) cuối cùng là Lựa chọn Nhà đầu tư có “năng lực thực sự”. Nhà đầu tư phải có tiền, “có công nghệ trong tay” thì mới có thể thành công. Nếu không đủ 3 yếu tố trên thì kiểu gì cũng thất bại với rác, không sớm thì muộn, khi đó địa phương lại phải vất vả, loay hoay với rác thêm 1 lần nữa.
Cuối cùng: Nói chung, xử lý môi trường là một việc khó, đòi hỏi chúng ta phải tận tâm, làm thật, làm tới nơi tới chốn, phải có sự đồng bộ, đồng hành từ Chính quyền – Người dân – và Doanh nghiệp thì mới đạt kết quả tốt, đem lại cảnh quan môi trường Xanh – Sạch – Đẹp cho người dân.