Phân loại rác tại nguồn là bắt buộc và cấp thiết vì một nền kinh tế phát triển bền vững.
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2020 đã dành tới 6 điều quy định rõ ràng về việc phân loại, lưu giữ, chuyển giao, chi phí thu gom vận chuyển, xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH).
Cụ thể quy định chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được chia thành 3 loại chất thải rắn tái chế, chất thải rắn thực phẩm, chất thải rắn khác.
Trong đó chất thải rắn tái chế dành cho các hộ doanh nghiệp, tổ chức có khả năng tái chế rác thải sản xuất ra thành phẩm tiếp tục phục vụ đời sống.
Chất thải rắn thực phẩm dành cho các doanh nghiệp tổ chức có khả năng thu gom chế biến thành phân bón hữu cơ, sản xuất thức ăn cho gia súc….
Các loại chất thải không có khả năng tái chế sẽ được xử lý bằng các công nghệ đốt thay cho các phương pháp chôn lấp trước đó.
Với chủ trương khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình phân loại ngay từ đầu nguồn, bộ đã đề ra quy định tính phí theo lượng rác thải thu gom chứ không tính trung bình theo đầu người như trước đây. Ngoài ra lượng rác thải có khả năng tái chế và sử dụng lại sẽ được miễn phí hoàn toàn nhằm xây dựng ý thức tự giác và thói quen phân loại rác cho người dân.
Bộ cũng đề ra các quy định, tiêu chí rõ ràng về công nghệ xử lý CTRSH dành cho các tổ chức, doanh nghiệp, các mô hình xử lý CTRSH tại nông thôn, thành thị, các phương pháp định giá dịch vụ.. Bộ cũng sẽ có những quy định hướng dẫn kĩ thuật về phân loại CTRSH tại nguồn trong thời gian tới để các địa phương trên cả nước áp dụng.
Theo lãnh đạo Bộ TN&MT ý thức hệ của người dân về rác thải nói chung và hành vi phân loại rác ở Việt Nam còn rất hạn chế, bộ cũng đặt ra lộ trình đến năm 2025 là giai đoạn tuyên truyền, giáo dục, gia tăng nhận thức thay đổi quan điểm, hành vi của người dân về vấn đề xử lý rác, thu gom rác và phân loại rác. Từ đó tạo ra những tác động tích cực đến môi trường sống và đời sống của nhân dân.