Xây dựng Mô hình Xử lý rác thải Nông thôn bằng Lò đốt rác thải sinh hoạt CNC-330A T-TECH

09/03/2022

Khảo sát cho thấy rằng, vấn nạn rác thải sinh hoạt nông thôn đang ở trong tình trạng đáng báo động và rất cần được quan tâm giải quyết một cách triệt để

Cụ thể, rất nhiều các vùng nông thôn hiện nay vẫn xử lý rác bằng biện pháp chôn lấp đang gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến không khí và sức khỏe của người dân. Thậm chí nhiều nơi hiện tại còn chưa có bất kì quy hoạch, chỉ đạo xử lý rác thải cụ thể, người dân vứt rác, đổ rác ra hết bờ kênh, bờ mương, ven đường gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường đất, làm ách  tắc dòng chảy, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến đời sống người dân trong khu vực.

         Ô nhiểm nguồn nước do rác thải tại một địa phương tỉnh Quảng Bình

Ô nhiễm nguồn nước do rác thải tại một địa phương tỉnh Quảng Bình

Để giải quyết thực trạng nhức nhối đó, cụ thể xã Gia Hưng- Gia Viễn- Ninh bình đã triển khai một đề tài nghiên cứu: “xây dựng mô hình xử lý rác thải nông thôn bằng Lò đốt rác sinh hoạt CNC-330A T-Tech”.

Xã Gia Hưng – Ninh Bình với khoảng 2000 hộ dân và khoảng 7000 nhân khẩu, nơi đây đã triển khai một đội chuyên thu gom rác và tập kết tại khu vực Bũng nhưng do lượng rác thải lớn nên khu vực tập kết chưa được đảm bảo.

Hiện tại phương thức xử lý rác do ban lãnh đạo xã chỉ đạo là gom tác tập kết và chuyển rác đến khu xử lý rác thành phố. Theo Chủ tịch UBND xã cho biết: quá trình vận chuyển rác mỗi năm tiêu tốn khoảng 300 triệu nằm ngoài khả năng chi tiêu của xã, mặt khác khu xử lý rác thành phố cụ thể là thành phố Tam Điệp hiện đang quá tải và  không thể nhận thêm rác từ các vùng nông thôn.

Cán bộ lãnh đạo xã đã thí điểm xây dựng mô hình lò đốt rác thải sinh hoạt CNC-330A ở một khu vực rộng 10.000 m2 và nằm ngay cạnh khu tập kết rác Bũng chỉ cách khu dân cư 2 km, thuận tiện vận chuyển rác và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Đại diện Sở KHCN cùng hội nông dân xã Gia Hưng chứng kiến vận hành Lò đốt rác CNC330

Đại diện Sở KHCN cùng hội nông dân xã Gia Hưng chứng kiến vận hành Lò đốt rác CNC-330A

Theo chủ nhiệm nghiên cứu Hoàng Ngọc Chinh cho hay, tại một số địa phương ở Ninh Bình đã triển khai mô hình Lò đốt rác đã phần nào giải quyết tình trạng rác thải tại đây. Tuy nhiên những mô hình này vẫn chưa thể đáp ứng được các Quy chuẩn quốc gia về chất thải rắn.

Cụ thể, các lò đốt ở đây chỉ có buồng sơ cấp nên không thể đáp ứng được Quy chuẩn quốc gia về nhiệt độ lò đốt. Vì vậy hội nghiên cứu xã đã lựa chọn Lò đốt rác thải sinh hoạt CNC-330A do Tập đoàn công nghệ T-Tech Việt Nam sản xuất vì sản phẩm này có thể đáp ứng được Quy chuẩn kĩ thuật của lò đốt rác thải sinh hoạt và khí thải môi trường do nhà nước quy định.

Lò đốt rác CNC-A sử dụng công nghệ tích hợp nhiều nguyên lý khoa học: cách nhiệt, giữ nhiệt và bức xạ nhiệt tối ưu để tăng nhiệt độ cho lò đốt. Lò có 2 buồng sơ cấp và thứ cấp giúp lò đạt đến nhiệt độ 950 0C mà không cần nhiên liệu phụ trợ (dầu, điện, khí gas…) giảm giá thành chi phí vận hành tăng hiệu quả đầu tư cũng như tăng tính ổn định và độ bền cho lò.

Lò đốt rác thải sinh hoạt CNC-330A thỏa mãn những yếu tốt cho sự đốt cháy hoàn toàn các chất khí độc hại qua quá trình đốt, nhiệt phân, phản ứng oxy hóa đã chuyển hóa những chất độc hại thành những chất không gây ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra thiết kế hệ thống xử lý khí thải và lò ống khói đều được làm bằng thép chịu nhiệt, đảm bảo độ cao lò ống trến 20m, phù hợp với các quy chuẩn khí thải của Bộ tài nguyên và Môi trường.

              Lò đốt rác CNC330 giúp cải thiện môi trường nông thôn xã Gia Hưng (Ninh Bình)

Lò đốt rác thải sinh hoạt CNC-330A giúp cải thiện môi trường nông thôn xã Gia Hưng (Ninh Bình)

Mô hình xử lý rác xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đã giải quyết một vấn đề nhức nhối đang được rất nhiều các địa phương trên cả nước quan tâm. Đây sẽ là nơi để các địa phương trên cả nước đến tham quan học hỏi và tìm kiếm giải pháp xử lý rác phù hợp với hiện trạng địa phương của mình. Việc nghiên cứu , thí điểm kết hợp sử dụng công nghệ kĩ thuật của Cán bộ địa phương cùng với doanh nghiệp ( Tập đoàn công nghệ T-Tech) là phương thức rất đáng được nhiều địa phương quan tâm và vận dụng góp phần giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt, cải thiện môi trường và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

Nguồn: BÁO NINH BÌNH